Quá trình thực hiện Ngàn_năm_áo_mũ

Để tìm kiếm tư liệu cho cuốn sách, tác giả khai thác nhiều từ nguồn tư liệu Hán - Nôm hay các văn tự, văn vật cổ cùng thời ở cả trong và ngoài nước hơn là những hiện vật do người đời sau dựng nên, tác giả đã đọc tài liệu của nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và đi thực tế cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.[3][6]

Để chỉ ra sai lầm nhìn nhận trang phục các triều đại trước nhà Nguyễn bằng trang phục nhà Nguyễn của đa số mọi người, ví dụ, khảo cứu đã chỉ ra rằng người Lê trung hưng thường mặc áo giao lĩnh, xoã tóc dài, đôi khi dùng khăn phủ đầu. Điển hình có Phùng Khắc Khoan đi sứ nhà Minh đã được sứ thần Triều Tiên Lý Toái Quang miêu tả: xoã tóc dài, dùng một tấm khăn phủ lên đầu trông tựa nhà sư.[6]

Ngoài ra, tác giả cho rằng, khảo cứu còn có thể giải đáp những thắc mắc, nhận định không phải xoay quanh trang phục sử dụng trong những phim lịch sử kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngàn_năm_áo_mũ http://phunuonline.com.vn/giai-tri/di-tim-ngan-nam... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130415/ngan-na... http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&N... http://nhanam.vn/tac-gia/tran-quang-duc http://nhanam.vn/tin-tuc/ngan-nam-ao-mu http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/chang-tra... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/143205/chang-trai... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:A_thou...